Phòng chống dịch sốt xuất huyết

Thứ năm - 07/09/2017 14:32

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON VẠN PHÚC
Số:   55  /KH-MNVP

CỘNG HOÀ  XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA  VIỆT NAM

Độc lập - Tự do Hạnh phúc

 

         Vạn Phúc,  ngày 03 tháng 8  năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện phòng chống sốt xuất huyết

  

      Thực hiện công văn số 774/PGD&ĐT ngày 03/8/2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh và dịch  sốt xuất huyết. Trường mầm non Vạn Phúc xây dựng kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm học 2017-2018 như sau:

 

  1. Mục tiêu

   Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống dịch sốt xuất huyết của học sinh, giáo viên trong trường học, chuẩn bị sẳn sàng ứng phó với diễn biến của dịch SXH.

   Góp phần làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch SXH trong cộng đồng,

   Kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh tại nhà trường

   Góp phần giảm tối đa tác hại khi dịch SXH xảy ra trong trường học,cộng đồng.

2. Các hoạt động trọng tâm:

  2.1 Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học để chăm sóc , bảo vệ, giáo dục sức khoẻ cho học sinh và CBGV trong trường học.

     Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác y tế trưởng học do bà Đỗ Thị Vượng ( Hiệu trưởng) làm trưởng ban.

     Ban chỉ đạo xây dựng chương trình hành động và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong ban

  2.2. Tổ chức các hoạt động phòng và chống dịch.

  -Tích cực thực hiện quy định về hoạt động y tế trường học do phòng GD & ĐT ban hành.

   - Tổ chức lao động vệ sinh môi trường trường học, lớp học

Thu gom rác thải, phế liệu, làm sạch môi trừong trước khi bước vào năm học mới.

   -Thau rửa bể nước, diệt bọ gậy. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường xung quanh để phát hiện kịp thời các ổ bọ gậy.

   -Liên hệ với cơ quan y tế khi có trường hợp dịch xảy ra

   -Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh về biện pháp phòng chống dịch SXH và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế có thẩm quyền xử lý triệt để.

   -Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của BCĐ phòng chống dịch SXH  của ngành.

    -Phối hợp với trung tâm y tế, trạm y tế,cơ quan y tế cấp trên trong việc phát hiện, cách ly và điều trị.

3.Kế hoạch hành động phòng chống dịch Sốt xuất huyết

3.1Thành lập, kiện toàn BCĐ công tác y tế trường học của nhà trường để chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khoẻ cho học sinh, đặc biệt là chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống dịch SXH.

3.2Làm tốt công tác tuyên truyền cho CBGV và học sinh trong trường hiểu được thông tin chung về dịch SXH:

- Bệnh là bệnh cấp tính,do vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành,qua trung gian muỗi vằn có tên là Aedes Agupti . Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

- Các dấu hiệu chính của bệnh SXH : Bệnh có dấu hiệu sốt trên 390 C,sốt cao liên tục,vật vã,li bì,đau đầu , đau cơ, mệt mỏi,chán ăn,có thể kèm theo đau bụng(ói mửa) chân tay lạnh,chảy máu mũi,máu răng,đi ngoài ra máu…

 sau 2-3-ngày sau có thể có những nốt xuất huyết ngoài da,nguy hiểm nhất là xuất huyết trong nội tạng.Một số trường hợp nặng  có thể dẫn đến tử vong .

  Bệnh sốt xuất huyết không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh.

3.3. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng nhóm

 -  Khơi thông công rãnh, làm sạch các dụng cụ chứa nước, không để nước ứ đọng

 -  Tại các bồn cây cảnh có nước cho bột diệt bọ gậy tránh để cho muỗi phát triển

 -  Úp ngược các vật dụng chứa được nước khi không dùng (bồn cây, lu nước..)

 - Tổng vệ sinh toàn trường vào thứ 6 hàng tuần,

  - Tổ chức phun thuốc diệt muỗi cho các lớp

3.4 Các biện pháp phòng bệnh chung:

  - Trong vùng có dịch phải phun thuốc diệt muỗi.

  - Vệ sinh môi trường,phòng ở,lớp học,vệ sinh cá nhân…

  - Nằm ngủ phải có màn,tránh những nơi muỗi vằn ẩn nấp,hoạt động như: nơi khuất,nơi thiếu ánh sáng,buổi chiều tối hoặc sáng sớm…

  - Diệt bọ gậy : Khơi thông cống rãnh,bể nước,chỗ nước mưa đọng, thu gom rác thải, thả cá diệt bọ gậy...những nơi muỗi vằn đẻ trứng và bọ gậy sinh sống.

3.5 Nhiệm vụ cụ thể.

 - Công tác tổ chức chỉ đạo:

  + Xây dựng kế họạch phòng chống dịch của nhà trường.

  + Hướng dẫn và kiểm tra các lớp thực hiện vệ sinh phòng nhóm và vệ sinh môi trường lớp học.

  + Các lớp học,phòng mở cửa thông thoáng có ánh sáng,

  + Phân công cán bộ theo dõi các tin tức cảnh báo về tình hình dịch bệnh.

  + Phối hợp với trạm y tế Phường để theo dõi khám sức khỏe cho học sinh một cách thường xuyên.

  + Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch trong nhà trường. Báo cáo thường xuyên và khẩn cấp cho các cơ quan y tế và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình phòng chống dịch tại trường.

- Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên:

  + Tự theo dõi sức khoẻ của trẻ khi đến lớp hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện sốt trên 38,50c liên tục, đau đầu, đau cơ, mệt mõi thì thông báo cho phụ huynh, nhà trường, cơ quan y tế trường học hoặc địa phương để tư vấn, khám …

  + Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt,không cạo gió,cạo gió.

  + Xác định và thực hiện cách ly,chuyển lên cơ quan y tế tuyến trên khi cần thiết.

    + Hàng ngày nhân viên y tế có trách nhiệm ghi nhận, theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi SXH qua báo cáo của giáo viên các lớp.

    + Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân,nơi ở,môi trường,lớp học…để phòng chống dịch.

   +  Tham gia tích cực các hoạt động vệ sinh môi trường tại nhà trường, gia đình và cộng đồng.

   + Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch SXH cho gia đình và cộng đồng.

   + Tích cực tham gia phòng chống dịch khi được nhà trường huy động.

 

 

      Nơi nhận:

     - Ban giám hiệu;

     - Lưu: VT, YT.

            P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

               Nguyễn Thị Thu

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Kids
Kids
Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm Non Vạn Phúc


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay2,964
  • Tháng hiện tại86,024
  • Tổng lượt truy cập10,987,930
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây